Hiểu quy trình sản xuất kính cường lực để biết vì sao chúng bền

Quy trình sản xuất kính cường lực hiện nay gồm 5 bước, sản phẩm trải qua quá trình giao cường giao động ngang (xử lý nhiệt). Điều này để kính thành phẩm chịu lực va đập lớn, sử dụng lâu bền đáng nể hơn các loại kính thuỷ tinh thông thường. Vật liệu sau khi hoàn thành được sử dụng làm cửa kính, vách ngăn và nhiều vai trò đặc biệt quan trọng khác trong cuộc sống. Sau đây là chi tiết từng công việc trong mỗi bước quy trình sản xuất sản phẩm.

Nguyên lý sản xuất kính cường lực

Kính cường lực còn được gọi là kính gia nhiệt (tức Tempered Glass), tên gọi trên nói lên phương pháp tạo nên chúng là gia nhiệt (gia cường dao động ngang bằng nhiệt). Dây chuyền công nghệ tham gia vào quá trình gia hiện hiện đại nhất hiện nay đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu.

Kính cường lực được sử dụng phổ biến hiện nay trải qua quá trình gia nhiệt khi sản xuất
Kính cường lực được sử dụng phổ biến hiện nay trải qua quá trình gia nhiệt khi sản xuất

Xuất phát từ các loại kính nổi chất lượng cao, dưới sự hoạt động của dây chuyền gia nhiệt. Vật liệu này đạt đến nhiệt độ biến dạng (khoảng 6500C) và được làm nguội nhanh và cực đều bởi luồng khí lạnh thổi cùng lúc lên toàn bộ bề mặt. Các ứng suất nén trên bề mặt bị đông cứng nhanh nên bền và khó phá huỷ hơn. Điều này tạo nên sản phẩm kính cường lực có khả năng chịu lực, chịu nhiệt vượt trội.

Toàn bộ quá trình gia nhiệt không làm thay đổi khả năng truyền sáng và tỏa nhiệt của kính nhưng sức chịu nén của bề mặt vật liệu được tăng lên đến 10.000psi (trong khi kính thường trước đó chỉ có thể chịu được đơn vị nén dưới 3.500psi). Kính cường lực chỉ có thể bị vỡ khi trải qua va đập, áp suất gió, ứng suất nhiệt lớn hơn con số trên.

5 bước cơ bản trong quy trình sản xuất kính cường lực

Từ nguyên lý trên, quy trình sản xuất kính cường lực được chia thành 5 bước sau đây:

Bước 1: Cắt kính

Những tấm kính cường lực từng là kính nguyên bản. Trong bước đầu tiên, người ta tiến hành cắt kính thành hình dạng, kích thước được đưa ra trong thiết kế đặt hàng. Thực hiện công việc này có thể là loại bàn kính cắt kính thông thường (do con người trực tiếp đo đạc, xử lý), bàn cắt tự động hoặc đặt trong 1 dây chuyền hoàn toàn tự động để gia công số lượng lớn.

Trong công đoạn này, tấm kính còn được khoan, khoét thành hình dạng đúng theo đơn đặt hàng yêu cầu.

Bước 2: Gia công

Với những vết cắt ngọt, mép của những tấm kính thu được sau bước 1 rất sắc, chúng có thể gây ra thương tích cho bất cứ ai vô tình chạm phải. Chính vì thế, việc gia công mài tròn kính là rất cần thiết.

Các loại máy được sử dụng trong công đoạn này là máy mài đơn cạnh, máy mài song cạnh, máy mài trục khuỷu hoặc máy mài vát. Mỗi miếng kính được mài hợp lý đồng thời in logo, hoa văn, … với loại sơn men đặc biệt.

Bước 3: Rửa, sấy khô và kiểm tra

Sau khi hoàn tất quá trình mài, bề mặt kính dính nhiều bụi kính và vết bẩn, chúng trải được rửa sạch và sấy khô để phát hiện những hư hỏng, khiếm khuyết xuất hiện trên bề mặt. Đây cũng chính là quá trình kiểm tra chất lượng kính trước khi gia nhiệt.

Mọi sai sót cần được phát hiện ngay lúc này bởi sau khi gia nhiệt, tấm kính gần như không thể thay đổi kết cấu và khắc phục những vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng.

Kính và hệ thống máy
Kính và hệ thống máy 

Bước 4: Gia nhiệt

Bước sang công đoạn tiếp theo, người ta đặt trên hệ thống bàn con lăn và đưa tới hệ thống gia nhiệt. Quá trình gia nhiệt đưa toàn bộ bề mặt tấm kính đạt đến nhiệt độ tương đương 7000 độ C khiến chúng hóa mềm. 3 phương pháp gia nhiệt có thể được sử dụng trong bước này là:

Gia nhiệt bức xạ: Hệ thống mayxo tạo nên bức xạ gia nhiệt trực tiếp lên tấm kính

Gia nhiệt bức xạ và đối lưu: Vẫn có sự góp mặt của hệ thống mayxo sinh ra bức xạ trực tiếp nhưng trong phương pháp này, người ta còn kết hợp thêm hệ thống quạt gió để nhiệt lưu chuyển và tỏa đều hơn trên bề mặt tấm kính.

Gia nhiệt đối lưu hoàn toàn: Phương pháp này gia nhiệt bằng cách thổi luồng khí nóng từ buồng gia nhiệt đến các điểm thuộc bề mặt tấm kính thông qua hoạt động của hệ thống quạt.

Sau khi kính đạt đến nhiệt độ và trạng thái phù hợp, hệ thống quạt công suất lớn được khởi động, thổi đều khí lạnh lên tấm kính giúp làm nguội. Những tấm kính thu được cứng và bền hơn trước đó rất nhiều.

Bước 5: Thành phẩm

Kết thúc quá trình gia nhiệt và làm lạnh, kính cường lực được chuyển khỏi dây chuyền gia nhiệt, đưa đến bộ phận kiểm tra chất lượng, khả năng chịu lực, chịu nhiệt, màu sắc, … đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất trước khi xuất xưởng đến với địa điểm lắp đặt, bày bán.

Xem thêm: Thi công kính cường lựcthi công cầu thang kínhthi công quảng cáo Đà NẵngPhụ kiện kính cường lựcphụ kiện bếp Đà Nẵngthi công tủ bếp Đà Nẵng, sửa cửa kính cường lực, kính cường lực bao nhiêu tiền m2Kính cường lực lắp bếp, kính cường lực phun mờ

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *